Doanh nghiệp hay thất bại trong quy trình đánh giá nhân viên?

Đánh giá đúng năng lực nhân viên để kịp thời điều chỉnh công việc và vị trí phù hợp với năng lực để phát huy hiệu quả làm việc ở mức cao nhất.

Hãy nghiêm túc và suy nghĩ về kế hoạch đánh giá nhân viên định kỳ, để xây dựng các kế hoạch đào tạo nhân sự và đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp hiệu quả ngay và luôn.

Đánh giá nhân viên là việc làm không thể thiếu trong hoạt động quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Ở bài viết trước, KynaBiz đã đề cập tới việc làm Khung đánh giá năng lực, để đánh giá được toàn bộ năng lực và kỹ năng của nhân viên, qua một khóa đào tạo nội bộ hoặc qua một năm làm việc.

Đánh giá nhân viên chính là cách để xem xét và đưa ra những kết luận cụ thể về năng lực làm việc và hiệu suất đạt được qua mỗi một quý, hay một năm. Dựa trên các kết quả đánh giá, doanh nghiệp có thể chọn lọc ra các cấp độ năng lực của nhân viên trong doanh nghiệp.

Từ các cấp độ này, ban quản lý, lãnh đạo sẽ biết được nhân viên nào cần được ưu tiên đào tạo nhân sự nâng cao, cải thiện kỹ năng nào. Đồng thời, dựa vào bản đánh giá để doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phát triển quan trọng để phát triển trong năm tới. Vì vậy, nếu không có đánh giá năng lực không thể nào phát triển doanh nghiệp tiến lên được.

Tại sao bản đánh giá nhân viên đa phần đều thất bại, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam?

Nguyên nhân khiến bản đánh giá nhân viên không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp

Các mục tiêu cho công việc vẫn còn chung chung, chưa đưa ra được các KPI cụ thể cho từng vị trí và nhiệm vụ làm việc.
Các doanh nghiệp, nhất là ban quản lý và bộ phận nhân sự chưa đưa ra được các tiêu chuẩn trong đánh giá năng lực nhân viên, dựa trên văn hóa và sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra việc đánh giá hiệu suất cũng phải có tiêu chuẩn cụ thể, để đánh giá nhân viên có đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp không?
Tại các doanh nghiệp, việc đánh giá vẫn mang nặng tính hình thức, vẫn còn dựa vào cảm tính để đánh giá, thay vì xem xét năng lực thực sự.
Giữa quản lý và cấp nhân viên không thỏa thuận và thống nhất về các tiêu chí đánh giá nhân viên, tạo mâu thuẫn trong cách nhìn nhận nhân viên.
Những sai lầm và cách khắc phục trong quy trình đánh giá nhân sự về năng lực và hiệu suất làm việc

1/ Không có phương pháp đánh giá nhân viên cụ thể

Việc đánh giá nhân sự cần một quá trình và thời gian nhất định, để bao quát năng lực thực sự của nhân viên.
Cần đánh giá cụ thể để nắm được được sự nỗ lực và cống hiến, về thời gian và trí tuệ của từng nhân viên.
2/ Đánh giá nhân sự diễn ra tiêu cực và mang lại cảm giác nặng nề

Trong doanh nghiệp đánh giá nhân sự đều mang lại cảm giác khó chịu cho nhân viên.
Thay đổi phương pháp đánh giá cho thấy sự công tâm và công khai. Sử dụng cách nói nhẹ nhàng và chú ý từ ngữ khi đánh giá các điểm chưa tốt của nhân viên.
Công nhận những kết quả mà nhân viên đã đạt được, sự công nhận và quan tâm thật sự tới việc họ làm.
3/ Không hoặc quên mất việc ưu tiên về mục tiêu trong đánh giá nhân viên

4/ Đánh giá theo cảm tính, một chiều không có sự bao quát toàn bộ

Khi đánh giá nhân viên cần phải có phản hồi từ hai chiều, không chỉ từ phía bạn mà phải để nhân viên được lên tiếng. Đồng thời hãy cho họ được biết bạn đang đánh giá họ như thế nào.
Tránh các ý kiến chủ quan, tập trung trên thái độ và năng lực, hiệu suất và khả năng cải thiện được để đánh giá toàn diện.
Cần chú ý gì khi đánh giá nhân viên về năng lực và hiệu suất công việc?

Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng các mục tiêu trong đánh giá nhân viên:

Đo lường chính xác các mục tiêu về công việc của nhân viên
Đánh giá năng lực nhân viên dựa trên số liệu và năng lực thực sự, không dựa vào sự cảm tính.
Nhận định chính xác năng lực nhân viên, công nhận đóng góp của họ đồng thời khuyến khích phát huy năng lực tốt hơn.
Đánh giá ưu và khuyết điểm, năng lực và hạn chế để có bước điều chỉnh trong kế hoạch làm việc phù hợp.
Biết được sự tiến bộ của nhân viên tới đâu, động viên và tạo động lực thúc đẩy kịp thời, để nhân viên tránh thụt lùi trong làm việc.
Đánh giá nhân viên chính xác, đưa ra định hướng kế hoạch đào tạo nhân sự, đảm bảo đội ngũ nhân lực phát triển mạnh mẽ.
Đánh giá đúng năng lực nhân viên để kịp thời điều chỉnh công việc và vị trí phù hợp với năng lực để phát huy hiệu quả làm việc ở mức cao nhất.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *